Hướng dẫn chăm sóc “cô bé” khoẻ mạnh (Phần 2)

Chúng ta lại tiếp tục chủ đề hướng dẫn chăm sóc “cô bé” khoẻ mạnh, trong phần này bạn sẽ được chia sẽ cách ăn và tập thể dục hợp lí cũng như là chữa trị những căn bệnh mà “cô bé” có thể mắc phải.

Phần 3

Ăn uống và tập thể dục

Ăn nhiều sữa chua. Yogurt chứa những vi khuẩn tốt mà “cô bé” cần. Bạn có thể bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể bằng cách thêm sữa chua vào chế độ ăn hàng ngày. Đó là một cách hoàn hảo để ngăn ngừa và trị nhiễm nấm.

  • Một số loại thực phẩm khác cũng có chức năng tương tự như: kimchi, kombucha,…

Ăn nhiều trái cây. Cranberries, dứa, dâu tây, và nhiều loại trái cây khác làm dịu mùi hương của “cô bé”. Ăn trái cây sẽ không khiến “cô bé” có mùi hoa quả nhưng sẽ có mùi hương nhẹ nhàng hơn, nếu bạn quan tâm về vấn đề này. Trái cây chứa nhiều nước cũng giúp thải độc tố, nguyên nhân gây mùi khó chịu nữa đó!

Ăn tỏi. Tỏi chứa hoạt chất diệt nấm, là một công cụ hiệu quả để tránh và trị nhiễm nấm. Ăn tỏi chín hoặc sống vài lần mỗi tuần để giúp “em gái” luôn khoẻ mạnh.

Tập Kegel. Những bài tập Kegel rèn luyện cơ vùng xương chậu và bàng quang, những nhóm cơ sẽ yếu dần đi theo tuổi tác và sinh nở. Bài tập này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng tiểu tiện không kiểm soát và tăng khoái cảm khi “yêu”. Chỉ cần thực hiện theo những bước sau:

  • Định vị cơ vùng xương chậu. Để làm việc này, bạn cần giả bộ như đang ngưng tiểu giữa dòng. Cơ dùng để thực hiện chính là cơ mà chúng ta đang nhắm đến.
  • Siết chặt cơ trong 3 giây rồi thả ra. Lặp lại 15 lần.
  • Thực hiện bài tập kegel này mỗi ngày, tăng dần độ khó cho tới khi thành thục.

Khám phá những cách khác để rèn luyện cho “cô bé”. “Mây mưa” cũng là một cách rèn luyện cho âm đạo để giữ gìn sự trẻ trung và đàn hồi. Hãy chú ý đến việc co thắt và thả lỏng khi “yêu” nhiều nhất có thể.

Phần 4

Đối mặt với nhiễm trùng và những căn bệnh khác

Sử dụng thuốc không kê đơn cho bệnh nhiễm nấm. Đa số phụ nữ đều gặp phải tình trạng nhiễm nấm, và họ thường chiến đấu lại bằng kem chống nấm. Bệnh sẽ khỏi sau 1, 3, 5, hoặc 7 ngày, tuỳ vào tình trạng nghiêm trọng. Đa số trị liệu còn đi kèm với kem chống ngứa để thoa vào vùng âm hộ.

  • Nếu bạn không chắc chắn rằng có phải mình đang bị nhiễm nấm hay không, hãy đi khám bác sĩ. Những triệu chứng của nhiễm nấm bao gồm xuất hiện những xơ vàng, có mùi hôi, ngứa rát vùng âm đạo, phát ban vùng âm hộ và cảm giác đau nhức.
  • Nếu tình trạng của bạn vẫn không được cải thiện sau cỡ 1 tuần, hãy liên hệ với bác sĩ để được kê đơn thuốc.

Đi khám bác sĩ trong trường hợp bị viêm âm đạo. Viêm âm đạo có thể do nhiễm nấm, khuẩn, ký sinh trùng hay nhiều nguyên nhân khác. Bạn có thể nhận biết bằng mùi tanh, ngứa rát và phát ban vùng âm hộ. Bạn có thể sử dụng thuốc không kê đơn nhưng tốt nhất là gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

Kiểm tra định kì cho các bệnh lây qua đường tình dục như HPV, chlamydia, mụn cóc sinh dục,… (có thể gây biến chứng lâu dài nếu không trị dứt điểm). Nếu bạn lỡ quan hệ không an toàn và có khả năng mắc bệnh, hãy đặt hẹn với bác sĩ hoặc tới các phòng khám y khoa.

Gặp bác sĩ nếu nhận thấy những điều bất thường. Nhiều người phụ nữ không quan tâm đến hình dạng và cảm giác của “cô bé”, nên họ không thể nhận ra những điều bất thường. Mỗi “cô bé” đều khác nhau, việc biết được hình dạng, cảm giác và mùi bình thường của nó là rất quan trọng. Nếu nhận ra có gì bất thường thì nên tra cứu triệu chứng và gặp ngay bác sĩ.

Nếu làm theo những hướng dẫn trên thì chắc chắn bạn sẽ luôn có một “cô em gái” khoẻ mạnh luôn đó! Chúc bạn thành công và hạnh phúc. Đừng quên ghé Boshop để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nha. See ya!

Mục lục

    Chuyên mục nổi bật

    Chuyên trang mỹ phẩm, chăm sóc da, làm đẹp đến từ nhà Boshop. Tất tần tật mọi chủ đề đều có tại đây. Subscribe để nhận được những bài viết mới nhất nhé